Vào mùa đông không khí lạnh sẽ làm cho da bé bị khô, tróc vảy dẫn đến nẻ gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Các mẹ có thể phòng tránh cũng như điều trị nứt nẻ da ở trẻ bằng cánh dưỡng da thông qua các nguyên liệu tự nhiên sau.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nẻ vào mùa đông
Làn da của bé rất căng mịn, mềm mại tuy nhiên nó lại khá mỏng manh và rất dễ bị tác động do các yếu tố bên ngoài. Ngoài ra, cấu trúc làn da của bé khá mỏng, lớp thượng bì chưa được hình thành, tuyến mồ hôi chưa phát triển, do đó dễ bị mất nước và tổn thương.
Đa số trẻ sơ sinh sẽ bị ít nhất một lần nẻ mặt, hiện tượng này khá bình thường và sẽ dần tự biến mất. Dấu hiệu của nẻ là da bị khô, sần sùi, ửng đỏ, ngứa và nếu gãi nhiều sẽ bị chảy máu.
Nẻ thường xảy ra vào mùa đông, lúc này thời tiết khá hanh khô và lạnh. Điều này làm cho da bé bị khô, nứt nẻ và dễ bị nhiễm trùng. Ngoài nguyên nhân đó ra còn có nhiều nguyên nhân khác như:
- Tiếp xúc với bụi quá nhiều.
- Mẹ để bé tiếp xúc với ánh mặt trời nhiều.
- Mẹ vệ sinh cho bé kém.
- Bé bị dị ứng với thực phẩm hay những thành phần trong quần áo, bột giặt, chất tẩy…
- Trẻ sơ sinh bị nẻ do di truyền.
Cách chữa nẻ cho bé vào mùa đông
Mẹ có thể tham khảo một số cách trị nẻ cho trẻ sau sinh vào mùa đông sau đây:
Nội dung liên quan:
Trị nẻ cho trẻ sơ sinh bằng dầu oliu
Dầu oliu không chỉ dùng cho bé ăn dặm mà còn là “trợ thủ” đắc lực cho mẹ giúp da bé mềm mại và mịn màng. Cách thực hiện rất đơn giản, trước khi bôi dầu oliu lên da bé mẹ chỉ ngâm trong nước nóng từ 3-5 phút. Sau đó, mẹ lấy một lượng vừa đủ vào lòng bàn tay và xoa đều lên má, tay, chân và những chỗ bị nứt nẻ nặng.
Ngoài ra, mẹ có thể dùng 1 thìa mật ong cùng 1 thìa dầu oliu đem trộn đều rồi bôi lên má bé, matxa từ 3-5 phút. Cách này có thể giúp bé có làn da mịn và mềm mại một cách nhanh chóng.
Hoặc khi pha nước tắm cho trẻ sơ sinh mùa đông mẹ nhỏ vào đó vài giọt oliu. Cách này có tác dụng làm mềm da, da không còn bị khô khi vừa tắm nước nóng xong.
Trị nẻ cho bé bằng mật ong
Mật ong là mỹ phẩm thiên nhiên rất tốt giúp phục hồi và dưỡng ẩm cho làn da khô nẻ của bé. Các mẹ bôi mật ong khi con đã ngủ để tầm 20-30 phút rồi sau đó dùng khăn ấm mềm lau qua đi. Khi bé thức dậy mẹ có thể rửa sạch mặt cho trẻ bằng nước ấm.
Mẹ có thể lấy khoảng 3 thìa sữa tươi hòa với 1 thìa mật ong rồi bôi lên má bé. Mẹ để từ 15-20 phút sau đó rửa sạch, mật ong có tác dụng dưỡng ẩm và khôi phục da. Còn sữa tươi thì giữ lại được các loại dầu và độ ẩm tự nhiên.
Trẻ sơ sinh bị nẻ bôi dầu dừa
Đây được xem là thực phẩm trị nẻ hiệu quả và an toàn cho trẻ sơ sinh. Dầu dừa làm dịu làn da kích ứng cũng như ngăn ngừa cảm giác ngứa ngáy do nẻ gây ra. Hơn thế dầu dừa còn giúp ngăn cản tình trạng nhiễm vi khuẩn da, không làm bít tắc lỗ chân lông và hấp thụ vào da nhanh nhất.
Đặc biệt, trẻ sơ sinh bị nẻ mặt bôi dầu dừa rất hiệu quả. Cành làm dầu dừa cũng rất đơn giản mẹ có thể mua dừa tươi về nạo. Sau đó, mẹ xay nhỏ cùi dừa, cho nước vào rồi lọc lấy nước.
Tiếp theo mẹ đem nước này đi đun cho đến khi cạn thì còn một lớp dầu màu trắng trong và hơi vàng vàng nổi bên trên. Cuối cùng mẹ chắt lấy dầu này cho vào lọ và bảo quản trong tủ lạnh.
Trị nẻ bằng bột yến mạch cho bé
Yến mạch là một thứ dưỡng da và chăm sóc da khô rất hiệu quả. Mẹ chỉ cần hòa khoảng 1 muỗng yến mạch vào chậu nước tắm ấm của bé (yến mạch cho vào túi vải xô). Sau đó, mẹ cho bé tắm yến mạch để hạn chế tình trạng da khô và nứt nẻ không những thế nó còn chữa chàm rất hiệu quả.
Sử dụng sữa mẹ để trị nẻ
Sữa mẹ không chỉ chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của bé mà nó còn là mỹ phẩm dưỡng da vô cùng hoàn hảo. Mẹ chỉ cần rửa sạch mặt cho bé, sau đó vắt một ít sữa mẹ ra cốc hoặc bát.
Tiếp theo mẹ lấy bông gòn hay bông tẩy trang để thấm sữa mẹ và xoa vào vết nứt của trên da trẻ. Một ngày mẹ thực hiện từ 2-3 lần là da dẻ của bé đã mịn màng trở lại.
Tham khảo:
Nước cốt gừng tắm cho bé giúp giải cảm và giữ ấm cơ thể
Cốt gừng hạ thổ Hatomo giúp con yêu khỏe mạnh
Trị nẻ bằng kem dưỡng da
Trẻ thường hiếu động sờ tay lên má và dụi khi mẹ bôi mật ong, sữa hay dầu thì mẹ có thể dùng kem trị nẻ cho bé. Mẹ nên chọn các sản phẩm dưỡng da được làm từ tự nhiên và trị nẻ hiệu quả như Vaseline, dưỡng da Johnson, Bubchen…
Sau khi tắm mẹ nên thoa thêm kem dưỡng ẩm cho trẻ, cách này làm da bé bớt bị khô và đỡ ngứa hơn. Mẹ chỉ nên dùng kem dưỡng ẩm 2 lần/ngày.
Phòng tránh và chăm sóc da để tránh nẻ cho bé đúng cách
Để phòng tránh da bé bị khô mẹ nên lưu ý một số điều sau:
- Mẹ cần rút ngắn thời gian tắm của bé bởi khi tắm quá lâu, da bé sẽ khô ráp và mất nước. Ngoài ra, nó còn làm trôi mất lớp dầu tự nhiên cho da.
- Mẹ nên dùng nước ấm (tránh dùng nước quá nóng) và tạm thời không sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm (chỉ nên dùng dầu gội có thành phần tự nhiên).
- Mẹ cũng hạn chế thói quen dùng quạt sưởi để tắm cho bé, bởi đây là một trong những nguyên nhân khiến da bé bị khô nẻ. Trước khi ra khỏi phòng, mẹ nên tắt các thiết bị sưởi tầm 15-20 phút để bé quen dần với nhiệt độ môi trường, đeo tất tay cũng như tất chân để giữ ấm cho bé.
- Lựa chọn quần áo mềm mại cho bé.
- Mẹ lưu ý nguồn nước máy chứa nhiều clo cũng sẽ làm da bé bị khô. Tốt nhất, mẹ nên dùng nước đun sôi để nguội tắm cho bé.
- Tránh việc thay đổi nhiệt độ đột ngột: Mẹ không nên để nhiệt độ trong phòng quá khác biệt so với thực tế ngoài trời. Điều này khiến da bé bị khô do mất nước và bé có thể bị sốc đột ngột khi ra ngoài.
- Chú ý việc giữ ấm cho vùng tay chân hay mặt bé khi ra ngoài, bởi gió lạnh là kẻ thù làm da bé khô nhanh.
- Sử dụng thêm kem dưỡng da cho bé: Mẹ nên chọn một loại kem dưỡng ẩm dành riêng cho bé và thực hiện massage hàng ngày. Kem sẽ giúp cho da bé mềm mại và tránh được hiện tượng khô nẻ.
Bên cạnh đó, mẹ có thể tham khảo sản phẩm Thảo dược tắm Hatomo của Bảo Hà Spa. Sản phẩm được làm từ 100% thảo dược thiên nhiên, kinh giới, tía tô, sài đất… có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa các bệnh ngoài da cho trẻ sơ sinh.
Bố mẹ có thể dùng Thảo dược tắm Hatomo để pha nước tắm, tắm cho bé hàng ngày vừa làm dịu da vừa bảo vệ da của bé an toàn trước sự tấn công của vi khuẩn.
Dấu hiệu cần đưa bé đi khám
Khi da bé bắt đầu xuất hiện các mảng đỏ kèm theo đó là khô và ngứa. Đây được xem là dấu hiệu cảnh báo cho chứng chàm bội nhiễm ở trẻ.
Nếu không được chữa trị kịp thời nhiều trường hợp chứng da khô ở bé có thể chuyển thành bệnh vảy cá. Loại bệnh này thường được biểu hiện bằng những lớp vảy xếp trên da bé. Hay khi đã bé xuất hiện mủ vàng, có dấu hiệu sưng phù và nứt nẻ quá mức.
Kết luận
Hy vọng với các cách trị nẻ cho trẻ sơ sinh vào mùa đông trên đây các mẹ sẽ có thêm thông tin hữu ích để chăm sóc da cho bé. Mẹ cần duy trì để trẻ có được một làn da mềm mịn tự nhiên trong những ngày đông giá rét.
Chúc bé yêu của bạn luôn phát triển khỏe mạnh, toàn diện mỗi ngày. Hãy luôn đồng hành cùng Hatomo để cập nhật những thông tin hữu ích.