Trẻ bị sốt có nên đi tất không? Bệnh này có nguy hiểm không? Cách khắc phục bệnh này như thế nào? Đây đều là câu hỏi mà các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm. Nguyên nhân chính là do trẻ khi bị sốt sẽ khó phát hiện hơn người lớn. Trong nội dung bài chia sẻ dưới đây, Hatomo sẽ giải đáp cho các mẹ những câu hỏi ở trên. Từ đó, các mẹ sẽ có cách chăm sóc trẻ khi bị sốt an toàn, chuẩn xác nhất!
Mức nhiệt độ của bé khi sốt
Khi trẻ sốt quá cao sẽ thấy nóng bên trong nhưng lại rét bên ngoài. Bố mẹ có thể nhận thấy dấu hiệu như mặt trẻ đỏ ửng, người tím tái, run lập cập, chân tay lạnh. Hoặc khi thân nhiệt của trẻ cao hơn 1 độ C so với nhiệt độ bình thường của cơ thể.
Mẹ lưu ý các tình trạng sốt theo thân nhiệt:
- Nhiệt độ từ 37,5-38,5 độ C được xem là sốt nhẹ.
- Nhiệt độ từ 38,5-39 độ C: trẻ sốt vừa.
- Nhiệt độ từ 39-40 độ C: trẻ sốt cao.
- Nhiệt độ từ 40 độ C trở lên thì sốt rất cao và trẻ có thể bị co giật và gây tổn thương não.
Trẻ có thể thường xuyên bị sốt nhưng không phải loại sốt nào cũng nguy hiểm, đôi khi đây còn là một dấu hiệu tốt vì nó là cách để bé chống lại sự nhiễm trùng. Phần lớn nguyên nhân khiến trẻ bị sốt là do nhiễm ký sinh trùng, vi trùng… Một số khác do mắc bệnh hệ thống, bệnh ác tính hay sốt do thuốc, do trẻ mọc răng và nhiều nguyên nhân khác.
Mức độ nặng nhẹ của bệnh không biểu hiện ở nhiệt độ cao hay thấp. Bởi đôi khi sốt cao không phải do bệnh quá nặng và ngược lại khi trẻ tiềm ẩn bệnh nặng nhưng lại không có dấu hiệu sốt.
Nội dung liên quan:
Trẻ bị sốt có nên đi tất không?
Khi trẻ bị sốt nhiều mẹ thường có chung suy nghĩ là cần phải ủ ấm cho con ngay. Nhưng đây hoàn toàn là một việc sai lầm, nó mang đến nhiều hậu quả nguy hiểm đối với sức khỏe của bé.
Mức độ lạnh tím tái ở chân trẻ sẽ tỉ lệ thuận với nhiệt độ cơ thể lúc sốt. Nên khi bố mẹ trùm chăn, đi tất hay mặc ấm cho trẻ thì nhiệt độ cơ thể sẽ càng tăng. Cứ như vậy thì thân nhiệt cơ thể bé có thể vượt khỏi 39 độ C.
Điều này sẽ dẫn đến các biểu hiện nguy hiểm như co giật, cơ thể tím tái, thậm chí dẫn đến tử vong. Vậy khi trẻ bị sốt kèm theo chân lạnh tím tái thì mẹ tuyệt đối đừng nên đi tất hay giữ ấm cơ thể trẻ bằng bất kỳ cách nào cả.
Lúc này mẹ chỉ cần cố gắng hạ sốt cho trẻ ở nơi khô, thoáng mát nhưng gió không được quá mạnh. Nếu nhiệt độ cơ thể trẻ vẫn không hạ hay hạ mà tay chân còn lạnh tím tái thì mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị hợp lý.
Tham khảo:
Nước cốt gừng tắm cho bé giúp giải cảm và giữ ấm cơ thể
Cốt gừng hạ thổ Hatomo giúp con yêu khỏe mạnh
Trẻ sơ sinh bị sốt chân tay lạnh
Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt chân tay lạnh
Khi sốt trẻ sẽ bị nóng toàn thân, kể cả chân tay. Nhưng trong một số trường hợp, cơ thể bé rất nóng nhưng tay chân lại lạnh, thậm chí là tím tái. Trê bị như thế có thể do 2 trường hợp xảy ra:
- Sốt cao là triệu chứng và tay chân lạnh là hệ quả của sốt.
- Sốt cao và tay chân lạnh đều là hệ quả của siêu vi.
Biểu hiện khi trẻ bị sốt chân tay lạnh
Dấu hiệu của sốt chứng tỏ con không bị nặng bao gồm:
- Màu da như bình thường.
- Môi và lưỡi không khô và trẻ không bị khát nước.
- Trẻ vẫn sinh hoạt bình thường và ít quấy khóc.
- Trẻ không ngủ li bì và nhanh chóng dậy khi được gọi.
Dấu hiệu chứng tỏ bệnh tình của con đang trong tình trạng nghiêm trọng hơn:
- Mỗi và má hồng đỏ
- Trẻ ngủ li bì, lừ đừ và quấy khóc nhiều hơn.
- Trẻ sẽ thường xuyên khát nước.
- Chân tay lạnh liên tục trong nhiều giờ đồng hồ.
- Đối với trẻ sơ sinh sốt tầm 39 độ C.
Trẻ sơ sinh bị sốt chân tay lạnh sẽ gặp nguy hiểm gì?
Khi trẻ bị sốt cao chân tay lạnh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như:
- Mất nước
- Rối loạn hô hấp
- Mức lọc cầu thận giảm khiến bé dễ bị nhiễm độc hay ngộ độc.
- Kém ăn do dịch tiêu hóa ít
- Co giật nếu trẻ có biểu hiện sốt cao.
- Nguy hiểm hơn là để lại di chứng cho não.
Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh
Khi trẻ sơ sinh bị sốt mẹ có thể áp dụng những cách hạ sốt nhanh tại nhà dưới đây:
Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường
Nước và chất lỏng đều có tác dụng giúp cơ thể thải nhiệt ra ngoài. Nếu bé vẫn đang trong giai đoạn ăn sữa mẹ thì nên tích cực cho con bú hay uống sữa công thức. Còn với trẻ lớn tuổi mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước hoa quả, trà thảo dược…
Điều này sẽ giúp thanh lọc cơ thể và trẻ sẽ mau hạ sốt hơn. Đồng thời, mẹ cũng nên cho bé uống các chế phẩm bù nước và điện giải bằng đường như oresol, hydrite…
Khi bé bị sốt nên chế biến cho con những món ăn mềm, dễ nuốt để bé không bỏ bữa giúp cơ thể khỏe mạnh.
Lau người thường xuyên cho bé bằng nước ấm
Mẹ lau người thường xuyên cho bé thì cơn sốt sẽ nhanh chóng hạ giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do sốt như co giật. Mẹ nên thực hiện theo những bước sau:
- Chuẩn bị thau nước ấm, mẹ không nên dùng nước lạnh vì có thể làm co mạch máu. Nước ấm sẽ làm giãn các mạch máu giúp làm mát cơ thể.
- Mẹ dùng 4-5 chiếc khăn mềm nhúng nước và vắt hơi ráo để ở bên háng, nách và dùng khăn lau cổ, tay, chân cho bé.
- Mẹ cởi bỏ bớt quần áo cho trẻ.
- Mẹ cần thực hiện nhiều lần và chú ý thay nước ngay khi nước nguội và lau người cho bé bằng chiếc khăn lông to.
Thông thường, nhiệt độ cơ thể của bé sẽ hạ sốt trong khoảng 30-45 phút. Sau khi lau xong mẹ nhớ kiểm tra nhiệt độ cho con một vài lần xem có đã đỡ chưa.
Sử dụng thuốc hạ sốt
Trong trường hợp cơ thể bé sốt từ 38,5 độ C trở lên, quấy khóc nhiều và khó chịu mẹ nên cho con sử dụng thuốc hạ sốt. Thường thuốc sẽ có tác dụng sau 30 phút và kéo dài từ 4-6 giờ và ít tác dụng phụ.
Khi dùng thuốc mẹ cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn và liều lượng thuốc phù hợp với cân nặng cũng như độ tuổi của bé. Bạn cần cho bé uống đúng liều lượng chỉ định từ 10-15mg/kg thể trọng/lần, lặp lại sau 4 giờ khi bé vẫn sốt.
Mẹ nên dùng cho trẻ 3-4 lần/ngày, tổng liều tốt đa không quá 60 mg/kg thể trọng/ngày. Cách tính liều lượng thuốc phù hợp cho bé:
- Lượng thuốc tối thiểu cho bé uống= cân nặng của bé x 10mg
- Lượng thuốc tối đa bé có thể sử dụng= cân nặng của bé x 15mg
Trẻ sơ sinh bị sốt nên mặc đồ gì?
Khi bé bị sốt thường cảm thấy ớn lạnh. Nhiều mẹ thường lầm tưởng đắp thêm chăn và giữ ấm cho cơ thể bé. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khuyên mẹ rằng cần phải mặc đồ rộng rãi, thoáng mát cho cơ thể của trẻ tỏa nhiệt nanh. Từ đó có thể làm trẻ hạ sốt.
Trẻ sốt nhưng vẫn chơi đùa, ăn tốt, uống đủ nước và đi vệ sinh bình thường, mẹ không cần dùng thuốc cho trẻ. Cách hạ sốt tốt nhất lúc này là mẹ cho trẻ mặc quần áo rộng thoáng để cơ thể tỏa bớt nhiệt giúp bé giảm sốt nhanh.
Ngoài ra, việc mặc quần áo từng lớp mỏng sẽ giúp mẹ có thể kéo lên dễ dàng để lau người cho bé. Hoặc để mẹ có thể thay quần áo ướt đẫm mồ hôi ra khỏi người bé một cách nhanh chóng.
Những điều mẹ nên tránh khi chăm sóc trẻ bị sốt
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt tại nhà, mẹ cần chú ý một số điều sau để giúp bé mau khỏi:
- Không nên tự cho bé dùng thuốc hạ sốt và tránh lạm dụng loại thuốc này mà chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Trẻ bị sốt thì không nên ủ ấm hay mặc quá nhiều lớp quần áo. Khi trẻ bị sốt và run mẹ cũng chỉ nên mặc đồ thoáng rộng, đắp chăn mỏng giúp cho cơ thể bé tỏa nhiệt.
- Không nên dùng khăn lạnh và nước đá để lau hạ sốt cho bé.
- Không để trẻ ở phòng quá kín cũng như tù túng.
- Mẹ cần theo dõi sát sao các biểu hiện con đang gặp phải. Nếu sau 1-2 ngày mà tình trạng sốt của bé không giảm thì nên cho bé đến bệnh viện để thăm khám.
- Không sử dụng các bài thuốc dân gian để hạ sốt cho bé. Vì những bài thuốc này chưa được kiểm chứng y khoa nên tác dụng phụ của chúng thế nào chưa được đánh giá cụ thể.
- Tuyệt đối mẹ không dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ, nó sẽ gây tổn thương não bộ của bé.
Kết luận
Hy vọng qua bài viết này của Hatomo các mẹ đã rõ câu trả lời về việc trẻ bị sốt có nên đi tất không? Và có cách xử lý hiệu quả nhất khi trẻ bị sốt. Hãy luôn đặt sức khỏe của bé lên hàng đầu, phát hiện và kịp thời đưa bé đến bác sĩ để tránh những tình huống đáng tiếc.