Tắc tia sữa là nỗi ám ảnh với hầu hết chị em phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ, sự phát triển của bé mà còn gây ra những cảm giác đau đớn, khó chịu.
Vậy tắc tia sữa mẹ sau sinh phải làm sao? Trong bài viết này, Mỹ phẩm Hatomo sẽ gợi ý cho mẹ bỉm sữa 12 cách làm thông tắc tia sữa hiệu quả ngay tại nhà. Cùng tìm hiểu nhé!
Dấu hiệu nhận biết tắc sữa sau sinh
Khi bị tắc tuyến sữa, mẹ sau sinh sẽ thấy bầu vú của mình căng to, không tiết sữa, sốt nhẹ, ngực đau nhức. Lúc này, mẹ bỉm sữa hãy để ý xem bầu vú của mình có bị ủng đỏ hay không, chạm vào có đau không. Nếu có kèm theo các triệu chứng sốt, mẹ hãy nhanh chóng áp dụng các mẹo chữa tắc tuyến sữa, khơi thông dòng sữa và làm tan vón sữa.
Gợi ý 12 cách làm thông tuyến sữa hiệu quả tại nhà
Mẹo chữa tắc tia sữa bằng cách massage ngực
Đây là một trong những cách chữa tắc tia sữa hiệu quả tại nhà, được nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng. Đầu tiên, để áp dụng cách này, mẹ sau sinh phải massage nhẹ nhàng vùng ngực đang bị tắc hướng về phía núm vú. Sau đó, dùng 2 lòng bàn tay xoa bóp nhẹ nhàng 2 bầu ngực trong khoảng 30s-60s. (như hình dưới)
Với các mẹ sau sinh chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc massage ngực tại nhà, có thể tìm hiểu thêm dịch vụ thông tắc tia sữa từ những Spa sau sinh uy tín như tại Bảo Hà Spa.
Nội dung liên quan:
Day ép ngực chữa tắc tia sữa tại nhà
Để làm tan chỗ tắc sữa, mẹ sau sinh phải thực hiện theo đúng nguyên tắc là “day ép” chứ không phải là “xoa bóp nhẹ nhàng”. Chỉ khi day ép mạnh mới có thể tác động sâu tới những vị trí bị tắc sữa nằm sâu bên trong bầu ngực của mẹ.
Cách day ép chữa tắc tia sữa như sau:
- Dùng 1 bàn tay đè ép lên bầu vú hoặc dùng 2 bàn tay ép vào nhau và ép lên thành ngực trong mức độ đau có thể chịu được.
- Sau đó, day từ từ vòng tròn ngực khoảng 20-30 lần.
Chữa tắc tia sữa cho mẹ sau sinh bằng hành tím
- Bước 1: Chuẩn bị 1 củ hành tím tươi, rửa sạch và cắt thành lát dày chừng 1.5cm.
- Bước 2: Đặt các lát hành tím vừa cắt lên 2 bầu ngực (không đắp lên vùng đầu ti). Sau đó, phủ khăn giấy mềm lên bầu ngực rồi dùng bọc quấn giấy bọc kín lại trong khoảng 20-30 phút.
Thực hiện đều đặn cách chữa tắc tia sữa ngày 2 lần kết hợp massage bầu ngực nhẹ nhàng. Sau 4 ngày, các mẹ sẽ thấy sữa về lại và được thông tắc hoàn toàn.
Chữa tắc sữa bằng lá mít
Phương pháp chữa tắc tia sữa bằng dân gian với lá mít mang lại hiệu quả tích cực trong việc thông tức sữa, làm tan cục vón sữa.
Cách chữa tắc tia sữa bằng lá mít:
- Chuẩn bị: 18 lá mít to, đẹp.
- Hơ nóng lá mít trên bếp lửa, sau đó, đắp lá mít lên 2 bầu ngực, mỗi ngực là 9 lá.
- Lưu ý, đặt lá mít tập trung vào những vùng đầu ngực cứng nhất.
- Dùng tay xoa bóp, ấn mạnh từ trên xuống dưới cho đến khi thấy tia sữa bắt đầu xuất hiện thì dừng lại để bé bú luôn.
Thực hiện đều đặn cách làm này mỗi ngày để tia sữa được thông tắc hoàn toàn.
Đắp lá bắp cải trị tắc tia sữa tại nhà
- Bước 1: Chuẩn bị 1 cây bắp cải to, rửa sạch, tách thành từng lá, loại bỏ phần lá mềm, chỉ giữ lại phần lá cong cứng.
- Bước 2: Đắp lên vùng bầu ngực bị tắc tia sữa một lớp khăn mỏng.
- Bước 3: Sau đó, đắp lá bắp cải đã hơ nóng trên bếp lên bầu ngực và dùng tay day thật mạnh từ trên xuống.
- Bước 4: Liên tục đắp lá bắp cải cho đến khi lá bớt nóng và héo thì thay lá khác.
Trị tắc tia sữa tại nhà bằng đu dủ
- Chuẩn bị: 1 trái đu đủ non
- Cách thực hiện: Xắt đu đủ non thành các lát mỏng, rồi cho lên chảo nướng nóng. Sau đó, đắp đu đủ nóng lên 2 bên bầu ngực để trị tắc tia sữa.
Thực hiện đều đặn cách thông tắc tia sữa bằng đu đủ này đều đặn 2-3 lần/ngày, trong 4 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Chữa tắc tia sữa sau sinh bằng lá linh đăng và diếp cá
Cách thông tắc tia sữa bằng lá đinh và diếp cá rất đơn giản. Mẹ sau sinh chỉ cần chuẩn bị lá đinh lăng và diếp cá mỗi thứ một nắm, rửa sạch. Sau đó, cho vào cối giã nát, dùng bã đắp lên bầu ngực bị tắc sữa. Dùng khăn vải mềm cố định lại.
Chống tắc tia sữa bằng xôi nếp nóng
Với cách này, mẹ hãy dùng 2 khăn vải quấn thành 2 bọc xôi nếp nóng, rồi đắp lên 2 bên bầu ngực theo nguyên tắc từ ngoài vào trong. Nhẹ nhàng để xôi nếp nóng lên bầu ngực cho đến khi xôi nguội.
Chữa tắc tia sữa bằng lá gấc và lá bồ công anh
Chuẩn bị lá bồ công anh, lá gấc mỗi thứ một nắm, sau đó rửa sạch và đem giã nát. Trộn thêm một chút rượu trắng vào và đắp hỗn hợp lên 2 bầu ngực.
Đây là phương pháp chữa tắc tia sữa dân gian được nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng thành công tại nhà. Đều đặn thực hiện cách này ngày 2-3 lần, liên tục trong 1 tuần, chắc chắn sữa sẽ về lại đáng kể.
Mẹo chữa tắc tia sữa bằng lá tía tô, ngọn rau dừa nước
Cách này cũng tương tự như với lá đinh lăng, diếp cá. Mẹ sau sinh hãy chuẩn bị lá tía tô và ngọn rau dừa nước mỗi thứ 1 nắm. Sau đó, rửa sạch, giã nát và đắp lên 2 bầu ngực bị tắc tia sữa, rồi băng lại. Thực hiện trong 1 tuần liền mẹo chữa tắc tia sữa này sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
Chườm nóng thông tắc tia sữa tại nhà
Ngoài các cách chữa tắc tia sữa bằng phương pháp dân gian, các mẹ có thể chườm nóng để cục sữa bị vón cục tan dần, lưu thông tia sữa, kích thích sữa về nhiều hơn.
Dùng máy hút sữa hút sữa thừa để ngừa tắc tia sữa
Cách này áp dụng với các mẹ mới bị tắc tia sữa ở giai đoạn đầu. Lúc này, mẹ sau sinh hãy dùng máy hút sữa hút hết những phần sữa bị dư thừa. Nếu để lâu, phần sữa thừa này sẽ bị vón cục, dày và nhiều, dẫn đến tình trạng bị tắc sữa.
Mẹ bị tắc tia sữa nên ăn gì?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, chế độ dinh dưỡng hàng ngày ảnh hưởng nhiều đến 4 loại hormone liên quan trực tiếp đến tuyến sữa là: Prolactin, Estrogen, Oxytocin và Progesterone. Vì thế, khi bị tắc tuyến sữa mẹ sau sinh nên bổ sung những thực phẩm lợi sữa, tốt cho chất lượng sữa. Cụ thể như sau:
Cháo bỉ đỏ
Bí đỏ không chỉ tốt cho người bình thường, với mẹ sau sinh bị tắc tia sữa, bổ sung bí đỏ tường xuyên giúp chống viêm, giảm tình trạng tắc tia sữa đáng kể. Mẹ có thể ăn cháo bí đỏ nấu cùng thịt xay hàng ngày để chống tắc sữa tại nhà.
Món ăn chế biến từ lá đinh lăng
Những món ăn chế biến từ lá đinh lăng đều lợi sữa, tốt cho hoạt động của tuyến sữa. Bởi, thành phần các chất cho trong lá đinh lăng giúp kháng viêm, giảm sưng, cải thiện tình trạng căng tức ngực cho mẹ sau sinh hiệu quả.
Mẹ có thể dùng lá đinh lăng để nấu thành các món ăn bổ dưỡng lợi sữa như: đinh lăng nấu thịt xay, đinh lăng nấu sườn non, đinh lăng hấp cá… Ngoài ra, chị em có thể dùng lá đinh lăng sao vàng, sắc thành nước uống hàng ngày rất tốt cho việc trị tắc sữa sau sinh.
Bổ sung nước đầy đủ vào cơ thể
Với mẹ sau sinh bị tắc sữa nên bổ sung đầy đủ ít nhất 2 lít/ngày. Tuy nhiên, mẹ hãy chia thành nhiều lúc uống, không uống cùng một lúc. Khi bị tắc tia sữa, nhất là kèm theo triệu chứng sốt, mẹ nên uống nhiều nước để bù nước cho cơ thể.
Ăn nhiều rau xanh và hoa quả
Rau xanh và hoa quả vô cùng cần thiết cho những sản phụ mới sinh em bé bị mất sữa, tắc tia sữa. Trong hoa quả và rau xanh có chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Khi bị tắc tia sữa, nhiều mẹ sẽ phải dùng đến thuốc kháng sinh, cơ thể rất dễ bị nóng, dẫn đến tình trạng táo bón. Vì thế, ăn rau xanh và hoa quả thường xuyên trong thời điểm này là cách tốt nhất để hỗ trợ điều trị căng tức tia sữa, tắc sữa.
Mẹ sau sinh bị tắc sữa nên kiêng ăn gì?
Ngoài những thực phẩm tốt cho sữa, mẹ sau sinh cũng lưu ý cần kiêng ăn các loại thực phẩm gây mất sữa, ảnh hưởng đến chất lượng sữa như sau:
Các loại măng: măng tươi, măng chua và măng khô
Trong măng có chứa thành phần cyanide dễ gây ngộ độc. Khi mẹ sau sinh bị tắc tia sữa, tuyệt đối không ăn các loại măng tươi, măng chua và măng khô.
Bắp cải, khổ qua (mướp đắng) và dưa gang
Mặc dù chứa nhiều chất xơ và vitamin tốt cho cơ thể nhưng nếu ăn khổ qua (mướp đắng), bắp cải và dưa gang có tính hàn, trong thời điểm bị tắc sữa, tỳ vị của mẹ sau sinh sẽ bị ảnh hưởng, khong cung cấp đủ dưỡng chất để tạo ra nguồn sữa cho con bú.
Các loại rau gia vị: lá lốt, bạc hà, tỏi ớt và mùi tây
Đây đều là những loại rau gia vị không tốt cho mẹ sau sinh đang trong giai đoạn vị tắc tia sữa. Tuy chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào chứng minh được lá lốt, bạc hà, tỏi ớt và mùi tây gây ra hiện tượng tắc tia sữa. Nhưng theo kinh nghiệm dân gian truyền lại, có rất nhiều mẹ sau sinh đã bị mất sữa trong một thời gian dài ăn những loại rau gia vị này. Bởi, những loại rau này đều có tính nóng. Ngoài việc gây mất sữa, nó còn gây ra tình trạng nổi mụn, táo bón, đầy hơi… cho mẹ sau sinh.
Các loại dưa muối, cà muối
Đây không chỉ là món ăn kích thích vị giác mà còn có chứa men tiêu hóa và các vi lợi khuẩn tốt cho đường ruột. Tuy nhiên, qua thực tế chứng minh, sau khi ăn dưa và cà muối, sản phụ thường xuyên bị tắc sữa và mất sữa hẳn. Do đó, trong thời điểm nhạy cảm cho sức khỏe này, mẹ sau sinh không nên ăn dưa muối và cà muối.
Đồ uống có ga và chứa cafein
Những loại đồ uống này cực kì có hại cho sức khỏe, giấc ngủ và tinh thần của mẹ sau sinh. Đặc biệt, mẹ sau sinh dù chỉ sử dụng một ít những loại đồ uống có ga, chứa cafein cũng ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
Trên đây là 12 cách trị tắc tia sữa tại nhà an toàn, hiệu quả. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường mà hầu hết mẹ sau sinh nào cũng gặp phải. Vì thế, các mẹ cũng không nên lo lắng quá ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng sữa. Hãy áp dụng đúng các mẹo vặt chữa tắc sữa để cải thiện tình trạng này. Chúc mẹ thành công!