Chế độ thai sản được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội 2014 trong đó có các quy định khi mang thai, sinh con, sảy thai,… Đặc biệt là sau khi sinh con thì người mẹ sẽ được nghỉ dưỡng sức sau sinh.
Chế độ nghỉ dưỡng sức sau khi sinh con bao gồm các trình tự thủ tục như thế nào, mức hưởng ra sao? Bảo Hà spa sẽ giúp các mẹ tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Nghỉ dưỡng sức sau sinh là mối quan tâm hàng đầu của phụ nữ
Điều kiện, thời gian nghỉ dưỡng sức sau khi sinh con
Sau khi sinh con, người mẹ cần một thời gian để phục hồi sức khỏe và chăm sóc cho em bé một cách tốt nhất. Vì thế, chế độ nghỉ dưỡng sức sau khi sinh con có ý nghĩa vô cùng lớn với người mẹ.
Điều kiện nghỉ dưỡng sức sau sinh
Để được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh thì người lao động nữ phải đảm bảo đáp ứng được những điều kiện theo quy định của pháp luật. Bao gồm: đối tượng hưởng, đã đóng BHXH bắt buộc hay chưa?…
Nội dung liên quan:
Cụ thể như sau:
- Đối tượng hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh: Lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, lao động nữ bị sảy thai, hút thai, thai chết lưu hoặc phải phải thai vì lý do bệnh lý.
Tại Khoản 1, Điều 41 Luật BHXH 2014 quy định như sau:
- Sau thời gian hưởng chế độ thai sản thì sau khoảng 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe lao động nữ chưa hồi phục thì sẽ được nghỉ dưỡng sức để phục hồi sức khỏe từ 5 đến 10 ngày.
Có nghĩa điều kiện nữa để được hưởng chế độ này là sức khỏe chưa được hồi phục sau 30 ngày đầu trở lại làm việc.
Khi đã đủ 2 điều kiện trên thì xét tiếp điều kiện lao động nữ phải đóng BHXH bắt buộc đủ 6 tháng trước khi sinh.
Trường hợp mẹ sinh con nhưng trước đó đã chấm dứt hợp đồng lao động cũng vẫn sẽ được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau khi sinh con (Quy định rõ nhất tại khoản 4, điều 31 Luật BHXH 2014)
Thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh
Thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh sẽ được quy định theo từng trường hợp nhất định. Mỗi trường hợp sẽ quy định số ngày nghỉ khác nhau. Thời gian nghỉ đó bao gồm cả ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ tuần.
Với trường hợp ngày nghỉ dưỡng sức rơi vào cuối năm và kéo dài sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
Thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh với các trường hợp thông thường đó là:
- 10 ngày với trường hợp sinh đôi.
- 7 ngày với trường hợp đẻ mổ.
- 5 ngày với các trường hợp khác.
Thời gian nghỉ dưỡng sức theo từng trường hợp cụ thể như sau:
Trường hợp 1: Do sảy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu, phá thai bệnh lý
- Thai dưới 5 tuần tuổi: 10 ngày
- Thai từ 5 đến 13 tuần tuổi: 20 ngày
- Thai từ 13 đến 25 tuần tuổi: 40 ngày
- Từ 25 tuần tuổi trở lên: 50 ngày.
Trường hợp 2: Sinh con
Thời gian nghỉ tối đa là 6 tháng, nếu sinh đôi thì thêm 1 tháng. Tương tự sinh ba, sinh bốn thì mỗi một con sẽ được nghỉ thêm 1 tháng.
Trường hợp 3: Con chết
- Nếu con dưới 2 tháng tuổi chết thì mẹ được nghỉ 4 tháng tính từ ngày con chết.
- Con từ 2 tháng trở lên thì mẹ được nghỉ 2 tháng tính từ ngày con chết.
Như vậy, nghỉ dưỡng sức sau sinh không chỉ là quy định của pháp luật về ngày nghỉ của mẹ sau khi sinh con mà còn có thêm các trường hợp khác nữa.
Lao động nữ phải tham gia BHXH bắt buộc tối thiểu 6 tháng trước khi sinh
Quy định về mức hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh
Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh:
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 41, Luật BHXH 2014 thì mức hưởng một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Hiện nay, mức lương cơ sở năm 2020 được tính theo 2 mốc thời gian sau:
- Từ 1/7/2019 đến 30/6/2020 lương cơ sở là 1.49 triệu đồng/tháng
- Từ 1/7/2020 trở đi à 1.6 triệu đồng/tháng.
Như vậy, tại thời điểm mẹ sinh con vào thời gian từ 1/7 trở đi sẽ được áp dụng mức hưởng mỗi ngày bằng 30% của 1.6 triệu đồng là 480 nghìn/ngày. Tổng mức hưởng sẽ bằng 480 nghìn nhân với số ngày mà mẹ được nghỉ dưỡng sức.
Thủ tục giải quyết chế độ dưỡng sức sau khi sinh
Theo quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 103 Luật BHXH 2014 thì:
Lao động nữ cần có bản danh sách đề nghị giải quyết chế độ nghỉ dưỡng sức theo mẫu và do người sử dụng lao động cấp. Bên cạnh đó là đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh theo mẫu.
Trong thời gian là 10 ngày kể từ thời điểm mẹ đủ điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh thì quản lý nơi mẹ làm việc phải tiến hành lập danh sách và nộp về cho cơ quan BHXH.
Và sau thời gian 10 ngày tính từ ngày nhận được hồ sơ đúng quy định thì cơ quan BHXH sẽ giải quyết chi trả cho mẹ. Với trường hợp không giải quyết được thì sẽ phải có lý do bằng văn bản cho các mẹ.
Nghỉ dưỡng sức sau sinh giúp các mẹ phục hồi sức khỏe và chăm sóc con được tốt hơn. Các điều kiện, chế độ và thủ tục hưởng đều phải đảm bảo đúng với pháp luật. Đó vừa là quyền lợi vừa là trách nhiệm của người mẹ.